0

Traveloka VN

19 Jun 2018 - 6 min read

Tìm một góc bình yên giữa những ngôi chùa cổ Sài Gòn

Một cuối tuần “hết pin”, lại mưa rả rích, tôi quyết định đi tìm những “góc lặng” của chính mình. Mặc dù không theo tôn giáo, nhưng không vì thế mà tôi không thể tìm được sự bình yên ở ngôi chùa ở Sài Gòn này...

Chùa ở Sài Gòn

Một thoáng bình yên.

1. Chùa ông Bổn

Điểm đến đầu tiên của tôi đó chính là chùa Ông Bổn (hay còn gọi là Miếu Nhị Phủ), tọa lạc tại 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, rất gần với chợ Kim Biên. Đường tìm đến đây cũng khá xa, nhưng cũng không hẳn là khó. Dọc đường bạn có thể hỏi bất kỳ ai trong khu người Hoa, đều có thể nhân được những lời chỉ dẫn rất nhiệt tình.

Chùa Ông Bổn - Chùa cổ ở Sài Gòn

Tọa lạc tại 264 Hải Thượng Lãn Ông, Q.5.

Chùa Ông Bổn - Chùa ở Sài Gòn

Cổng ngoài mặt tiền đường Hải Thượng Lãn Ông.

Chùa Ông Bổn - chùa ở Sài Gòn

Nhìn ngôi chùa như thế này, có ai biết được rằng nó đã có tuổi đời gần 300 năm tuổi.

Bước vào đây, chợt nhận ra không hề có ai ngoài tôi cả. Có lẽ vì là trời mưa, có lẽ vì là lúc 2 giờ chiều và có lẽ cũng không phải là ngày cúng viếng nên mới vắng vẻ như thế.

Chùa Ông Bổn - Chùa cổ ở Sài Gòn

Những biển hiệu chữ Hán thường thấy ở các ngôi chùa.

Để có nơi gặp gỡ và giữ gìn phong tục thờ cúng này, vào cuối thế kỷ 17, người Phúc Kiến đến mưu sinh trên đất Sài Gòn đã cùng chung góp công sức để xây dựng chùa Ông Bổn.

Chùa Ông Bổn - Các chùa ở Sài Gòn

Các cô chú trong chùa ai cũng có một góc cho riêng mình.

Tuy đã trải qua 3 lần trùng tu, nhưng nét cổ kính của kiến trúc nơi đây vẫn không hề thay đổi theo thời gian.

Chùa Ông Bổn - chùa ở Sài Gòn

Trời tạnh mưa, chú lại tiếp tục làm công việc của mình.

2. Chùa Bà Thiên Hậu

Được người Hoa gốc Tuệ Thành xây dựng vào năm 1760, đây là một trong số những ngôi chùa cổ nằm tại khu trung tâm Chợ Lớn của người Hoa, nằm ở số 710 Nguyễn Trãi. Còn muốn gửi xe thì nhớ vòng lại cách đó mấy căn có bảng ghi là “Giữ xe chùa” thì quẹo vào nhé.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Cổng vào chùa Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Tới đây có vẻ đông đúc hơn, không chỉ có người Việt mà còn những người có quốc tịch khác tới thăm nữa.

Vừa bước vào tôi đã cảm nhận thấy choáng ngợp kiến trúc nơi đây. Chùa Bà được xây dựng với lối kiến trúc đặc trưng của người Hoa, với 4 mặt tạo thành chữ “khẩu”. Ba gian nhà ở giữa tạo thành 3 điện chính: tiền điện, trung điện và hậu điện.

Chùa Bà Thiên Hậu - Các chùa ở Sài Gòn

Một chút ánh sáng nhẹ giữa trời âm u.

Vì nằm kế bên Tuệ thành hội quán, nên có một số người gọi chùa Bà là Tuệ thành hội quán.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Hội quán Tuệ Thành được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Những bó nhang tròn được treo khắp nơi.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Không gian trầm mặc ở một góc chùa Bà Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Một trong số các bức tượng thờ trong chùa.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Màu khói nhang nghi ngút như màu trời.

Chùa Bà Thiên Hậu - Chùa ở Sài Gòn

Nơi ghi công những gia đình và cá nhân có công đóng góp xây dựng.

3. Chùa Nghĩa An

Tới lúc này, trời cũng đã tạnh mưa, từ Chùa Bà tôi quyết định đi thêm vài mét nữa để đến một ngôi chùa ở Sài Gòn gần đó mang tên Nghĩa An.

Chùa Nghĩa An - Chùa ở Sài Gòn

Cổng vào rất to và uy nghiêm.

Khuôn viên bên ngoài của chùa rất thoáng mát, rộng rãi và tràn ngập ánh sáng.

Chùa Nghĩa An - Chùa ở Sài Gòn

Tới trước mình còn có các gia đình khác.

Xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, nơi đây thờ vị thần chính là Quan Công.

Chùa Nghĩa An - Chùa ở Sài Gòn

Không gian hoàn toàn khác khi bước vào trong.

Không phải là người Phúc Kiến hay Tuệ Thành, mà chính người Triều Châu đã xây dựng nên ngôi chùa này.

Chùa Nghĩa An - Chùa ở Sài Gòn

Chùa có thâm niên tuổi “trẻ” nhất so với 2 ngôi chùa còn lại.

Chùa Nghĩa An - Chùa ở Sài Gòn

Các hoa văn trên mái ngói được khắc rất tỉ mỉ.

Kết thúc chuyến hành trình đầy ướt mưa này, tôi thầm nghĩ có lẽ vì mưa nên mọi thứ mới nhẹ nhàng và yên tĩnh đến vậy. Tránh xa mọi thứ xô bồ bên ngoài, một mình thả trôi thời gian nơi đây, tôi mới thấy thời gian trôi qua một cách chậm rãi.
Đối với tôi, như thế đã đủ.
Còn bạn, một góc bình yên của bạn nằm ở đâu?
Tác giả: Ngô Ngọc Hải Trang

Luôn biết thông tin mới nhất
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.
Đăng ký